Tổng quan Bitcoin

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến quá nhiều công nghệ mới: Blockchain, Web 3.0, hệ thống phân tán, điện toán đám mây, IOT (internet of thing); công nghệ bán dẫn và vi xử lý (raspberry pi, hệ thống nhúng); học máy và trí tuệ nhân tạo (Machine learning, AI),… Hôm nay, cùng với sự tăng giá và phát triển nhanh chóng của các hệ thống trên nền tảng Blockchain, cụ thể là Bitcoin, đồng tiền số phổ biến nhất hiện nay.

Bitcoin được tạo ra bởi một người hoặc một nhóm người ẩn danh (hiện nay vẫn không ai rõ danh tính của tác giả) lấy tên là Satoshi Nakamoto. Nakamoto đã đăng tải bài báo của ông ta về bitcoin lên diễn đàn, và bản chạy thử nghiệm của ông ta như một sự thử nghiệm chứng minh về tính thực tiễn của bài báo.

Bitcoin thì được thực thi bởi một mã nguồn mở, bất cứ cá nhân nào cũng có thể xem và chỉnh sửa để phù hợp với nhu cầu của mình. Hệ thống này hiện nay được chạy bởi hàng triệu máy chủ được kết nối qua mạng internet. Bitcoin hiện nay được sử dụng như một đồng tiền số, dùng để thanh toán cho mục đích mua bán và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nào đó, đồng tiền số này được gọi là bitcoin hay BTC. Bitcoin được sử dụng trong việc thanh toán điện tử giúp loại bỏ việc có bên thứ ba tham gia vào (thường là các tổ chức tín dụng, ngân hàng uy tín). Thường khi chúng ta thực hiện giao dịch mua bán qua internet, chúng ta hầu như chỉ dựa vào các tổ chức tài chính như một nơi tin cậy để thực hiện thanh toán. Cho dù hệ thống hoạt động có tốt như thế nào đi nữa, thì nó vẫn mắc phải những yếu điểm cố hữu của mô hình dựa trên niềm tin. Các giao dịch trong thực tế có thể phải bị đảo ngược lại nếu như có một số vấn đề xảy ra sau khi thanh toán (ví dụ bên A đã thực hiện thành công giao tác chuyển tiền cho bên B, nhưng sau đó bên B không chuyển hàng cho A; thì giao tác nên được đảo ngược lại tức là bên B phải hoàn tiền lại cho bên A). Tuy nhiên, chi phí cho bên tin cậy thứ 3 sẽ tăng lên; chính điều này cũng sẽ hạn chế quy mô giao dịch (trong khi các giao dịch thông thường ở quy mô nhỏ). Niềm tin về thương mại và thanh toán điện tử sẽ được lan rộng nếu cơ chế đảo chiều được đảm bảo, nhưng chi phí sẽ tăng lên nếu phải thực hiện cơ chế này; do đó người bán phải cảnh giác với khách hàng của họ, khách hàng bị làm phiền và có thể mất sự riêng tư khi phải cung cấp cho người bán nhiều thông tin hơn những gì cần để thực hiện giao dịch. Những chi phí và sự không chắc chắn trong thanh toán (một tỷ lệ gian lận nhất định phải được chấp nhận) có thể tránh được trực tiếp bằng cách sử dụng loại tiền tệ vật chất; nhưng không có cơ chế nào tồn tại để thực hiện thanh toán qua một kênh liên lạc online mà không có một bên đáng tin cậy.

Điều cần thiết hiện nay là tồn tại một hệ thống thanh toán điện tử dự trên việc xác thực chứng minh thay vì tin tưởng bên thứ ba. Hệ thống thanh toán này có thể cho phép bất kỳ hai bên sẵn sàng giao tiếp trực tiếp với nhau mà không cần một người đáng tin cậy bên thứ ba. Các giao dịch phải được thiết kế sao cho không thể được chỉnh sửa về mặt tính toán để bảo vệ người bán khỏi gian lận. Giải pháp Bitcoin của Satoshi Nakamoto đề xuất đã giải quyết vấn đề “tiêu xài kép” (double-spending) bằng “hệ thống phân tán ngang hàng” (peer-to-peer distributed timestamp server) để ghi lại các dấu vết về thứ tự thời gian của các giao dịch. Hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật miễn các nút (peer) trung thực trong mạng cùng kiểm soát nhiều sức mạnh CPU hơn bất kỳ nhóm nút kết hợp của các kẻ tấn công.


By devnerd